Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2017, cả nước ta có gần 5 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học mắc tật khúc xạ, trong đó số trẻ bị cận thị chiếm tới hơn 40% và tập trung chủ yếu ở thành thị
Nguyên nhân gây cận thị
Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2017, cả nước ta có gần 5 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học mắc tật khúc xạ, trong đó số trẻ bị cận thị chiếm tới hơn 40% và tập trung chủ yếu ở thành thị. Theo CNĐD. Nguyễn Thị Hằng tật khúc xạ học đường thường mắc ở tuổi đang đi học, do quá trình học tập, vui chơi giải trí thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng phòng học không đầy đủ, bàn ghế không đúng khoảng cách quy định… Những nguyên nhân trên có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng điều tiết của mắt, làm cho thị lực giảm dần. Khi thấy trẻ kêu nhức mắt, mỏi mắt, nhức đầu thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám mắt ở các cơ sở chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để phát hiện sớm bệnh, tránh không làm tăng độ tật khúc xạ.
Tật khúc xạ học đường thường mắc ở tuổi đang đi học, do quá trình học tập, vui chơi giải trí thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng phòng học không đầy đủ, bàn ghế không đúng khoảng cách quy định…
Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em
✔️ Cận thị: Là một loại tật khúc xạ đáng quan tâm nhất, không chỉ vì hay gặp mà cận thị còn có thể gây bong, rách võng mạc hoặc tăng nhãn áp. Nếu cận thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm thị lực và là yếu tố gây cản trở cho sinh hoạt hàng ngày và lựa chọn nghề nghiệp của trẻ trong tương lai.
✔️ Viễn thị: Viễn thị là mắt có công suất của quang hệ thấp so với chiều dài trục trước, sau nhãn cầu, do đó các tia sáng song song từ vô cực vào mắt, hội tụ sau võng mạc. Viễn thị ảnh hưởng đến thị lực rất khác nhau tùy theo yếu tố như: mức độ viễn thị, tuổi của người bệnh, tình trạng quy tụ và điều tiết…Đối với trẻ ở độ tuổi đi học, nếu viễn thị không được điều chỉnh sẽ làm giảm chức năng thị giác, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và gây cảm giác không thoải mái cho trẻ.
✔️ Loạn thị: Có biểu hiện nhìn xa hay gần đều mờ, loạn thị xảy ra khi mặt trước của mắt (giác mạc) hoặc bên trong mắt (thể thủy tinh), có độ cong bề mặt không đồng nhất, theo các hướng khác nhau. Loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách, loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Các dấu hiệu và triệu chứng của loạn thị bao gồm: méo hình, mờ mắt, mỏi mắt, nhức đầu…
✔️ Song thị: Là tình trạng nhìn thấy hai hình ảnh của vật thay vì một. Song thị thường chỉ ảnh hưởng tới một mắt, khi che mắt mắc tật song thị đi, mắt kia vẫn nhìn bình thường.
✔️ Nhược thị: Nhược thị hay còn gọi là mắt lười là tình trạng thị lực kém ở một bên hay cả hai bên mắt. Nhược thị gây giảm thị lực thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 1-4%. Đa số các trường hợp nhược thị đi kèm theo lác.
Cách phòng chống tật khúc xạ học đường
⭕ Trẻ dưới 18 tuổi thì chưa đủ tuổi phẫu thuật tật khúc xạ, phương pháp điều trị cận thị học được tối ưu nhất là ĐEO KÍNH CHO NGƯỜI CẬN THỊ.
Hệ thống KÍNH MẮT THIÊN HÀ chuyên tư vấn và khám mắt #MIỄNPHÍ bởi các y bác sĩ chuyên về mắt giàu kinh nghiệm,trang thiết bị máy móc hiện đại.Hãy đến ngay kính mắt Thiên Hà để đo và tái khám cho trẻ, để bảo vệ đôi mắt cho con em chúng ta.